Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Lưu ý khi chọn nhẫn cưới

Nhẫn cưới là vật gắn liền với các cặp vợ chồng. Nhẫn trở thành yếu tố quan trọng trong hôn nhân, nó không chỉ thể hiện sự vĩnh cửu của tình yêu, sự hạnh phúc, mà còn là sự gắn kết trong hôn nhân của bạn. Vì vậy, ai cũng muốn chọn cho mình những cặp nhẫn chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Nhưng đừng đặt nặng phải mua nhẫn thật đắt tiền mới nâng cao được sự hạnh phúc trong hôn nhân. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp cho bạn vài cách để có thể chọn nhẫn cưới một cách hiệu quả và tiết kiệm.

Thời điểm mua nhẫn cưới
Tùy vào điều kiện của từng cặp vợ chồng mà có nhiều thời điểm để mua nhẫn cưới. Bạn có thể mua trước đám hỏi để dùng ngay trong hôm đám hỏi. Nhưng cách tốt nhất hiệu quả và được cho là tiết kiệm là bạn có thể sử dụng nhẫn vàng tây bình thường vào hôm đám hỏi. Sau đó ra hiệu vàng đổi một cặp nhẫn kiểu để đeo vào hôm cưới.
Bằng cách này, bạn sẽ có một cặp nhẫn đeo hôm đám hỏi và cũng có tiền để đổi một cặp nhẫn kiểu vừa ý khác cho đám cưới mà không phải mang vào tháo ra cặp nhẫn cưới hai lần. Sự thật là hôm cưới, bạn đeo cặp nhẫn cưới, cảm giác sẽ hạnh phúc hơn so với lúc đeo đám hỏi. Vì đám hỏi được cho là lễ đính hôn, thường thì chỉ có cô dâu đeo nhẫn. Bớt được nhẫn đính hôn, bạn sẽ có tiền cho việc khác đám cưới. Còn với nhiều cặp không có điều kiện, bạn vẫn có thể đeo nhẫn vàng tây bình thường vào hôm cưới, tùy vào khả năng kinh tế mà lựa chọn mua nhẫn kiểu sau đó.

alt

Bạn có thể sử dụng nhẫn vàng tây bình thường vào hôm đám hỏi. 
Nếu bạn định được ngày cưới chính xác, một cách tiết kiệm khác là mua nhẫn trước vào các dịp ngày lễ hoặc đợt khuyến mãi như ngày 8-3, dịp lễ tình nhân Valentine, mùa cưới vào các tháng cuối năm…Đừng xem thường những vấn đề này, vì mỗi khâu trong đám cưới bạn giảm được một ít sẽ giúp bạn giảm rất nhiều chi phí không cần thiết và hỗ trợ thêm cho cuộc sống hôn nhân của bạn.
Chọn nhẫn cưới tiết kiệm
Bạn có thể chọn cho mình nhiều địa chỉ bán nhẫn có uy tín, có thương hiệu. Nếu bạn có khả năng về kinh tế thì có thể chọn một số địa chỉ như SJC, PNJ , SBJ, Cửu Long Jewelry…Những nơi này tập trung đa dạng mẫu mã và phong phú về chất liệu. Tuy nhiên những thương hiệu lớn thì cũng đồng nghĩa với giá thành cao hơn, để vẫn chọn được cặp nhẫn vừa ý và giá thấp hơn, bạn có thể chọn mua tại các khu tập trung nhiều các cửa hàng vàng như An Đông, Bến Thành, khu thương mại ở Nguyễn Huệ, Đồng Khởi…Ở những địa điểm này, bạn sẽ chọn được nhiều mẫu nhẫn vừa ý và vừa túi tiền mình hơn.
 
Thực tế, đừng nên chọn những chiếc nhẫn quá cầu kỳ, vì khi bạn tăng cân, bạn khó có thể đeo lại được nhẫn. Bạn phải mang ra tiệm nhờ nới rộng hơn và khi nới, khả năng nhẫn không còn được nguyên như lúc đầu là rất cao. Nhẫn cưới càng đơn giản càng không bị lỗi mốt. Khi bạn thích gắn đá quý vào nhẫn cưới, thì nên chọn kim cương vì có khả năng chịu mài mòn cao hơn tất cả các loại đá quý khác. Bạn cũng không nên chọn hạt to quá vì còn phải tính đến độ cân xứng và phù hợp với kiểu nhẫn. Nếu chọn viên quá 1 carat ( bằng 6,5 ly) thì chỉ thấy hạt kim cương chứ không thấy được cái nhẫn, mà chi phí lại quá cao. Vì kim cương chỉ cần chênh vài ly giá thành đã khác nhau nhiều.
 
alt

Đừng nên chọn những chiếc nhẫn quá cầu kỳ.

Nhẫn vàng là loại cổ điển mà đa số các cặp vợ chồng chọn lựa. Với vàng tây, bạn sẽ chọn được nhiều mẫu mã lạ mắt và cầu kỳ hơn so với nhẫn vàng ta. Ngoài ra còn có nhẫn vàng trắng hay platium. Với loại chất liệu này, khoảng 1-2 năm thì nên mang đi đánh bóng lại để nhẫn được đẹp. Bên cạnh những ưu điểm cứng và thời trang thì platinum thường có giá thành cao hơn vàng.

alt
Vì vậy, bạn nên cân nhắc, nếu không có nhiều thời gian để đi đánh bóng thường xuyên và đảm bảo suốt đời, bạn nên chọn nhẫn vàng. Giá thành của nhẫn vàng còn phụ thuộc vào chỉ số vàng nhé. Bạn thử nhìn bên trong chiếc nhẫn để kiểm tra chất lượng của vàng – chỉ số ấy thường là 14k, 18k và 24k. Loại 24k là vàng nguyên chất những cũng mềm nhất. Nếu bạn thường làm các công việc bằng tay nhiều, bạn nên chọn loại 14k hoặc 18k để tránh trầy xước.
Bạn phải đeo nhẫn cưới hàng ngày, do đó bạn nên chọn cặp nhẫn bạn thực sự thích, bền, đẹp, có ý nghĩa, giá cả hợp lý. Suy nghĩ thoáng hơn, bạn sẽ dễ dàng chọn được những mẫu nhẫn đơn giản, ưng ý và tiết kiệm được 1 khoản chi phí cho đám cưới. Đừng đặt nặng vấn đề nhẫn cưới phải đắt tiền hay quá cầu kỳ, nó chỉ có ý nghĩa khi hai bạn hạnh phúc mà thôi.
Hầu hết người dân ở mọi quốc gia, dân tộc đều trao nhẫn cưới trong buổi lễ kết hôn trọng đại, đánh dấu một chặng đường mới kết nối hai cuộc đời mãi mãi.

Sự tích nhẫn cưới
ảnh minh họa
 
Chiếc nhẫn cưới được xem là biểu tượng của tình yêu trọn vẹn, là vật “thề non hẹn biển” của một cuộc hôn nhân. Cùng du hành ngược thời gian để tìm hiểu những câu chuyện ý nghĩa xung quanh vật đính ước này, bạn sẽ càng thêm trân trọng cuộc hôn nhân của mình.
Chiếc nhẫn cưới là một trong số hiếm hoi những biểu tượng có tính toàn cầu nhất. Hầu hết người dân ở mọi quốc gia, dân tộc đều trao nhẫn cưới trong buổi lễ kết hôn trọng đại, đánh dấu một chặng đường mới kết nối hai cuộc đời mãi mãi.
Nhẫn cưới bắt nguồn từ đâu?
Biểu tượng đính ước này có khởi đầu từ sa mạc Bắc Phi cổ xưa, nơi các nền văn minh Ai Cập cổ đại phát triển phồn thịnh dọc theo bờ sông Nile màu mỡ. Chiếc nhẫn đầu tiên của nhân loại xuất hiện khoảng 4800 năm trước công nguyên, được làm từ cói, gai dầu, bấc và lau sậy xoắn bện vào nhau, đi cùng với một chiếc vòng lớn hơn để đeo ở cổ tay.  Khoảng trống bên trong vòng tròn của nhẫn cưới không đơn giản là không gian, mà còn có ý nghĩa là “cánh cổng” mà đôi vợ chồng sắp bước đến. Nói “trước ngưỡng cửa hôn nhân” mang ý nghĩa sâu xa là như vậy.
Có phải nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út bàn tay trái?
Chúng ta đeo nhẫn cưới như cách mà nhiều vị tổ tiên của mình đã đeo từ hàng ngàn năm trước, trên ngón tay thứ tư của bàn tay trái, vì một niềm tin rằng các tĩnh mạch của ngón tay được nối trực tiếp đến trái tim. Tĩnh mạch này được gọi là “vena amoris”, theo tiếng Latin nghĩa là tĩnh mạch của tình yêu.
Người Trung Quốc lại cho rằng ngón cái là ngón tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ dành cho tình cảm anh chị em ruột thịt, ngón giữa là chính bản thân mình, ngón út là con cái của bạn. Vì thế, ngón áp úp chính là ngón dành cho người bạn đời. Còn trong đám cưới Do Thái, nhẫn cưới đeo trên ngón trỏ của cô dâu trong nghi thức lễ, đến cuối buổi lễ thì mới chuyển sang đeo ở ngón áp út bàn tay trái.
Tuy nhiên, ở một số vùng trên thế giới, nhẫn cưới lại được đeo ở bàn tay phải. Chẳng hạn, người Ấn Độ xem bàn tay trái là không may mắn, nên nhẫn cưới ở Ấn Độ thường được đeo ở tay phải. Tại một số nước châu Âu khác như Ba Lan, Đan Mạch, Áo, Latvia, Nga, Nauy, Bulgaria, Tây Ban Nha… nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út bàn tay phải.
Nhẫn cưới vàng xuất hiện từ khi nào?
Bạn đã biết chiếc nhẫn cưới đầu tiên của nhân loại làm từ cói và lau sậy, nhưng chiếc nhẫn cưới mà bạn biết thường là nhẫn vàng. Tại sao và từ khi nào, nhẫn cưới luôn là nhẫn vàng?
Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng nhận ra cói và lau sậy không thể bền lâu được, họ đã tìm kiếm những vật liệu thay thế như da, xương, hoặc ngà voi. Đến thời đại huy hoàng của nghệ thuật luyện kim, những chiếc nhẫn kim loại đầu tiên đã được chế tác từ đồng và đá quý.
Sự phát triển nhanh chóng của đồng tiền vàng ở châu Âu thời Trung Cổ đã khoác một chất liệu mới lên chiếc nhẫn cưới với vàng và những viên hồng ngọc đỏ (như trái tim), xanh ngọc bích (như bầu trời), và kim cương (bất hoại như thời gian).
Thời kỳ Phục Hưng trở lại mang theo sự “trống trị” của bạc trong tất cả các mẫu nhẫn cưới. Một chiếc nhẫn bạc khắc chữ tráng men màu đen được xem là “mốt” nhất thời bấy giờ.
Mãi đến thế kỷ XVII, vàng mới quay trở lại và chiếm lĩnh vị trí hàng đầu khi chế tác nhẫn cưới.
Cuộc du hành nhẫn cưới đã kết thúc tại đây. Ngày nay, nhẫn cưới đã đa dạng hơn rất nhiều về cả chất liệu lẫn kiểu dáng, nhưng ý nghĩa “gắn kết” và “trọn đời” của nhẫn cưới vẫn luôn luôn bất diệt trong mỗi cuộc hôn nhân. Vì thế, khi lồng vào tay chiếc nhẫn cưới, bạn hãy xác định thật vững vàng rằng mình sẽ vượt qua mọi thử thách để giữ cho cuộc hôn nhân này được toàn vẹn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét